Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho người lớn tuổi
Tiêu hóa kém không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, khiến người lớn tuổi ăn không ngon miệng mà còn tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và mắc các bệnh người già mãn tính ở người lớn tuổi. Vậy làm sao để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho người lớn tuổi?
Xem ngay bài viết này để có những gợi ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi hợp lý, giúp phòng ngừa nguy cơ rối loạn tiêu hóa nhé.
Càng lớn tuổi, khả năng tiêu hóa càng suy giảm
Tuổi càng cao, các cơ quan của cơ thể, hệ tiêu hóa dần bị lão hóa và suy giảm về các chức năng với các ảnh hưởng phổ biến là:
- Răng yếu, khả năng nhai kỹ kém
- Nhu động của thực quản yếu nên khó ăn thức ăn khô cứng gây nguy cơ mắc nghẹn.
- Nhu động của ruột và dạ dày bị suy yếu khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm và khó khăn hơn. Đây là lý do tại sao người lớn tuổi thường dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, no ngang và không cảm thấy đói.
- Số lượng và chất lượng nước bọt, dịch mật hoặc dịch ruột có thể giảm dần theo thời gian khiến người lớn tuổi cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng.
- Ngoài ra, theo thời gian thì lớp nhầy của ống tiêu hóa yếu đi, các mạch máu trong cơ quan tiêu hóa của người lớn tuổi có xu hướng bị xơ vữa khiến lượng máu đến các cơ quan này giảm, đồng nghĩa với việc hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể bị giảm sút.
Khả năng tiêu hóa suy giảm gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người lớn tuổi?
Tuy tiêu hóa kém là một trong những vấn đề thường gặp ở người cao tuổi nhưng nếu không có giải pháp cải thiện kịp thời thì sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Đầu tiên, tiêu hóa kém sẽ làm người lớn tuổi ăn không ngon miệng, khi ăn vào dễ bị đầy bụng, khó tiêu khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần không được thoải mái, dễ bị căng thẳng, cáu gắt và mất ngủ.
- Tiếp theo, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn suy giảm làm thiếu hụt dưỡng chất, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi. Nếu cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng sẽ có khả năng tăng nguy cơ mắc một số bệnh người già như huyết áp, tim mạch, xương khớp,… cũng như làm nặng thêm các bệnh nền mãn tính như đái tháo đường.
- Ngoài ra, theo nghiên cứu có đến khoảng 80% tế bào miễn dịch tập trung ở đường tiêu hóa. Khi chức năng tiêu hóa kém sẽ kéo theo suy giảm sức đề kháng, khiến người lớn tuổi dễ mắc các bệnh người già, khi bị bệnh thì chậm phục hồi.
Chăm sóc dinh dưỡng cho người lớn tuổi giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Nhu cầu dinh dưỡng cho người cao tuổi không hề giảm mà còn cao hơn so với khi còn trẻ nhưng khả năng tiêu hóa, hấp thu bị sụt giảm, nếu ăn quá nhiều thì dễ gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần phải mềm, dễ tiêu hóa, cân đối các nhóm thực phẩm, ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, ít cholesterol và phải bổ sung nhiều chất xơ để hỗ trợ và cải thiện khả năng tiêu hóa.
Những lưu ý về dinh dưỡng giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho người lớn tuổi
- Người cao tuổi nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Thay vào đó tăng cường ăn các thức ăn giàu canxi như cá, tôm, cua (100g tôm chứa 910mg canxi, 100g cua chứa 5040mg canxi). Protein thực vật như đậu, hạt vừng, đậu phộng và đậu phụ rất giàu chất xơ và giúp giảm cholesterol. Hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật. Người lớn tuổi nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần, 3 quả trứng/tuần và ăn thêm sữa chua (dễ tiêu và tốt cho tiêu hóa).
- Chọn dầu thực vật như dầu ô liu thay vì mỡ động vật. Dầu thực vật tốt cho người cao huyết áp, không chứa cholesterol, hàm lượng axit béo no thấp hơn mỡ động vật (dưới 40%), giúp giảm nguy cơ đầy bụng khó tiêu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Cân đối khẩu phần tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày cho người lớn tuổi: Khẩu phần tinh bột mỗi ngày chỉ nên cung cấp khoảng 1600 calo, tương đương 1-2 bát cơm lưng trong một bữa. Người lớn tuổi cũng nên ưu tiên chọn lựa các loại tinh bột phức hợp từ ngũ cốc nguyên cám, khoai tây,… thay cho ngũ cốc đơn như cơm trắng vì chúng chứa nhiều chất xơ và có lượng calo ít hơn, nhờ đó, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe hơn.
- Người lớn tuổi cần chú ý ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ, góp phần thúc đẩy nhu động ruột, tránh táo bón. Chất xơ trong rau cũng có thể loại bỏ chất béo dư thừa trong phân và giúp cơ thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Rau tươi và trái cây chín cũng cung cấp các chất dinh dưỡng rất quan trọng cho người lớn tuổi, bao gồm vitamin và khoáng chất. Lượng chất xơ cần thiết là 25g/ngày, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng hạ cholesterol và đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp. Người cao tuổi thường bị loãng xương, thiếu vitamin và khoáng chất, vì vậy mỗi ngày nên ăn 300g rau xanh và 100g hoa quả.
- Bên cạnh chất xơ, thực đơn dinh dưỡng cho người cao tuổi cũng nên chú ý bổ sung vi sinh vật có lợi với các thực phẩm bổ sung như Nestlé BOOST Optimum hoặc sữa chua, hoặc các thực phẩm lên men tự nhiên như Kombucha, cải muối chua,… để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, qua đó, hỗ trợ tiêu hóa, giảm các nguy cơ rối loạn tiêu hóa cho người lớn tuổi.
- Hạn chế tối đa các chất kích thích như là rượu, bia, thuốc lá, cà phê,... vì có thể gây kích thích dạ dày, khiến dạ dày bị dư thừa axit, gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, đầy hơi, khó tiêu,…
Lưu ý khác giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở người lớn tuổi
Phân bổ thời gian ăn hợp lý hơn, thực đơn của người lớn tuổi nên chia thành nhiều bữa nhỏ và đều đặn hằng ngày (có thể chia 3 bữa chính thành 6 bữa nhỏ), không nên ăn quá nhiều, quá no nhưng cũng không nên bỏ bữa để duy trì một “cường độ làm việc” hợp lý cho hệ tiêu hóa.
Không nên ăn quá nhanh hoặc quá chậm, thức ăn phải được nhai từ từ để tạo thành khối nhão trong miệng. Bằng cách này, dịch tiêu hóa tốt trong nước bọt được chuyển đến thức ăn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong dạ dày hiệu quả hơn.
Khi chế biến thức ăn cho người lớn tuổi cần nấu chín tới, không nên cho người lớn tuổi ăn các món còn sống như bò tái, trộn gỏi tái,… để tránh rối loạn tiêu hóa vì thực phẩm sống vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, vừa khó tiêu hóa hơn so với thực phẩm chín.
Vì răng yếu, khả năng nhai nghiền bị suy giảm, người lớn tuổi nên ăn các thực phẩm mềm, nhuyễn, dễ ăn, dễ nuốt.
Đảm bảo nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, chất lượng, chỉ nên ăn thực phẩm còn tươi mới, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ và chất bảo quản vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu trong khi không có giá trị dinh dưỡng.
Nestlé BOOST Optimum - dinh dưỡng chuyên biệt giúp người lớn tuổi tiêu hóa tốt, tăng đề kháng và sức khỏe
Do khả năng tiêu hóa suy giảm vì tuổi tác nên chế độ ăn bình thường khó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Lúc này, các sản phẩm dinh dưỡng cho người lớn tuổi có bổ sung chất xơ cùng vi sinh vật có lợi như Nestlé BOOST Optimum sẽ là giải pháp bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe cho người lớn tuổi và giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa.
BOOST Optimum công thức độc quyền từ Thụy Sĩ, sẽ là nguồn dinh dưỡng chuyên biệt, phù hợp bổ sung cho người từ tuổi trung niên (U50+) và người lớn tuổi giúp cải thiện sức khỏe với những lợi ích toàn diện:
- Giúp người lớn tuổi nâng cao thể chất, phục hồi cơ bắp nhờ thành phần có 50% đạm Whey.
- Bổ sung đầy đủ 5 nhóm chất thiết yếu (Đạm, đường, tinh bột, vitamin & khoáng chất, chất xơ) giúp ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi, tạo nền tảng sức khỏe vững vàng.
- Bổ sung các nhóm chất béo tốt Omega 3, Omega 6 giúp giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch cho người lớn tuổi.
Thành phần đạm Whey trong Nestlé BOOST Optium là đạm có giá trị sinh học cao, dễ dàng hấp thu và tiêu hóa so với các loại đạm khác, nhờ đó, giảm nguy cơ khó tiêu, đầy bụng do không hấp thu đạm sữa. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, mang đến sự an tâm cho bạn lựa chọn sử dụng. Hơn thế nữa, Nestlé BOOST Optimum còn được chứng minh lâm sàng giúp cải thiện sức khỏe của người lớn tuổi chỉ sau 6 tuần khi áp uống 2 ly mỗi ngày kết hợp cùng vận động hợp lý. Xem thêm thông tin dinh dưỡng chi tiết của sản phẩm tại đây