Phòng ngừa tiền đái tháo đường tiến triển xấu
Người mắc chứng tiền đái tháo đường có nguy cơ diễn tiến lên đái tháo đường tuýp 2. Vậy làm sao để nhận biết sớm các triệu chứng tiền đái tháo đường và có giải pháp dinh dưỡng, điều trị hợp lý, giúp bệnh không trở nên xấu hơn? Xem ngay bài viết để có đáp án nhé!
Tiền đái tháo đường có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2
Tiền đái tháo đường là một dạng rối loạn chuyển hóa đường khiến chỉ số đường huyết tăng cao nhưng chưa vượt ngưỡng để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Đây là giai đoạn trung gian trước khi tiến triển lên bệnh đái tháo đường tuýp 2. Theo các nghiên cứu thống kê, khoảng 5 - 10% người có triệu chứng tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 hàng năm(*).
Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu tiền đái tháo đường, người bệnh phải nhanh chóng điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng bệnh.
Triệu chứng tiền đái tháo đường và đái tháo đường tuýp 2
Để sớm phát hiện tiền đái tháo đường, cần chú ý quan sát các dấu hiệu tăng đường huyết dưới đây:
- Số lần đi tiểu trong ngày tăng hơn so với trước
- Thường xuyên cảm thấy rất khát, dù vừa uống nước xong
- Thường xuyên cảm thấy rất đói, thậm chí ngay cả khi đang ăn
- Người mệt mỏi, uể oải
- Thị lực giảm, mắt nhìn mờ
- Các vết thương hở như trầy xước, vết loét lâu lành hơn so với trước
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, ngay cả khi đang ăn nhiều hơn so với trước
Khi nhận thấy các dấu hiệu trên, nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa nội tiết để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền đái tháo đường, đái tháo đường và được các bác sĩ, chuyên gia y tế tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, cũng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, ngăn ngừa biến chứng xấu.
Dinh dưỡng hợp lý cho người tiền đái tháo đường, giảm nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2
Vì tiền đái tháo đường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai, nên để ngăn ngừa bệnh tiến triển, bạn cần xây dựng một thực đơn khoa học, cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng nhưng phải giúp ổn định đường huyết cho cơ thể. Sau đây là những lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn cho người tiền đái tháo đường:
- Kiểm soát năng lượng trong khẩu phần ăn mỗi ngày để tránh việc ăn quá nhiều hoặc ăn quá no, gây tăng đường huyết. Ngoài ra, việc kiểm soát năng lượng nạp vào cơ thể hàng ngày cũng giúp kiểm soát cân nặng, tránh nguy cơ thừa cân béo phì làm khả năng chuyển hóa glucose giảm đi, gây tăng đường huyết, dẫn đến đái tháo đường.
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để giảm cảm giác thèm ăn. Thay vì ăn 3 bữa chính, người mắc bệnh tiền đái tháo đường có thể ăn 5 - 6 bữa nhỏ hơn mỗi ngày.
- Ưu tiên ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ vì những thực phẩm này không chứa quá nhiều năng lượng. Ngoài ra, chất xơ còn có công dụng giảm quá trình hấp thu glucose, nhờ đó, giúp ổn định đường huyết.
- Cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi ngày: Chất đạm chiếm khoảng 15 - 20%, chất béo chiếm 25 - 30% và chất bột đường (glucid) chiếm 55 - 60% tổng năng lượng của khẩu phần ăn.
- Tăng cường các loại thực phẩm có chứa vitamin B1, B2, PP: Các loại vitamin này giúp ngăn ngừa đường tạo thành thể cetonic - tác nhân gây bệnh gout, bệnh thường phát triển cùng với bệnh đái tháo đường.
- Ưu tiên chọn lựa các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Người bị tiền đái tháo đường nên ăn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp để hạn chế khả năng gây tăng đường huyết. Thực phẩm có chất xơ cao sẽ có hàm lượng GI thấp, ví dụ như ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, khoai lang,… Còn những thực phẩm có hàm lượng carbohydrates đơn cao như gạo trắng, bột mì,… sẽ có chỉ số GI cao, gây tăng đường huyết sau khi ăn.
- Hạn chế các loại đường đơn sucrose và fructose hấp thu nhanh từ đường cát, bánh kẹo ngọt,… Thay vào đó, nên lựa chọn các loại đường đa từ trái cây tự nhiên để tránh tăng đường huyết.
Như vậy có thể thấy, chế độ dinh dưỡng cho người mắc chứng tiền đái tháo đường phải cân đối về năng lượng, đầy đủ các chất dinh dưỡng, giàu chất xơ và còn phải có chỉ số đường huyết thấp.
BOOST Glucose Control - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường và rối loạn đường huyết
Nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm bổ sung cho người mắc bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc đái tháo đường thì BOOST Glucose Control là lựa chọn đáng tin cậy. BOOST Glucose Control là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt của Nestlé Health Science (thuộc tập đoàn Nestlé với hơn 150 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng, sức khỏe), được ứng dụng công thức độc quyền từ Thụy Sĩ. Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết hiệu quả với chỉ số đường huyết và tải đường huyết thấp đáp ứng khuyến nghị quốc tế (GI = 28, GL = 6.9), sản phẩm còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người sử dụng.
- Bổ sung đạm Whey chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa, hỗ trợ kích thích giải phóng insulin, giảm đường huyết sau ăn. Vì vậy, BOOST Glucose Control có thể dùng thay thế hoàn toàn hoặc bổ sung một phần bữa ăn, như khẩu phần ăn kiêng dành cho người bệnh đái tháo đường.
- Chứa hệ chất xơ gồm FOS, acacia gum (prebio 1 plus) và PHGG (partially hydrolyzed guar gum) giúp kiểm soát việc sử dụng đường của cơ thể để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.
- Cung cấp hỗn hợp chất béo không bão hòa (MUFA & PUFA) tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm rủi ro biến chứng liên quan do bệnh đái tháo đường gây ra.
- Chứa 31 loại dưỡng chất, vitamins và khoáng chất, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng vi lượng hằng ngày cho cơ thể.
- Với 100% đường đa, không chứa sucrose và fructose và bổ sung Isomaltulose giúp hỗ trợ giảm nguy cơ kháng insulin và không làm giảm đường huyết đột ngột.
Khám phá thêm công thức dinh dưỡng toàn diện giúp chăm sóc dinh dưỡng cho người đái tháo đường từ BOOST Glucose Control tại đây
Nguồn tham khảo