Phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tăng nguy cơ gây nên những biến chứng xấu đến sức khỏe của thai nhi và quá trình sinh nở. Làm sao để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ để sinh con khỏe mạnh? Xem ngay gợi ý trong bài viết này, mẹ nhé!
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng đường huyết tăng cao tạm thời ở phụ nữ mang thai, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 24 – 28. Tuy rằng, bệnh có thể sẽ hết sau khi mẹ sinh con nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách trong thời kỳ mang thai thì bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở trẻ và tăng rủi ro gây ra các biến chức sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ rệt mà xuất hiện cùng với những triệu chứng ốm nghén thường gặp khi mang thai:
- Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị của bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia y tế
- Thường xuyên khát nước
- Tăng số lần đi tiểu so với trước
- Người mệt mỏi, thị lực bị suy giảm
Khi có những triệu chứng trên hoặc mẹ thuộc về nhóm nguy cơ cao dưới đây, bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ:
- Mẹ thừa cân, béo phì trước khi mang thai
- Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
- Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước
- Mang thai sau 35 tuổi
- Từng sinh bé có cân nặng hơn 4kg
- Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang
Nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ
Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy chất đường bột – carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Glucose sẽ đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển glucose đến các tế bào cũng như kiểm soát lượng glucose trong máu - đường huyết - ở mức hợp lý và khỏe mạnh.
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sẽ tiết ra các hormone như estrogen, cortisol giúp thai nhi phát triển. Các hormone này khiến cơ thể của mẹ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn, gây nên tình trạng kháng insulin. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của mẹ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, glucose trong máu sẽ không được kiểm soát, làm tăng đường huyết và gây nên tình trạng đái tháo đường thai kỳ.
Như vậy, trong các trường hợp mẹ thừa cân béo phì trước khi mang thai hoặc mẹ tăng cân quá nhanh trong quá trình mang thai sẽ làm tăng tiết hormone để thai nhi phát triển nhanh nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ. Do đó, để phòng ngừa thì việc kiểm soát dinh dưỡng, cân nặng trước và trong khi mang thai là vô cùng quan trọng.
Những biến chứng khi mắc đái tháo đường thai kỳ
Với mẹ mang thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng và ảnh hưởng sức khỏe khi sinh bé:
- Tăng huyết áp và tiền sản giật, đây là hai biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con
- Đái tháo đường thai kỳ sẽ đi cùng với việc em bé phát triển quá nhanh và quá to trong bụng mẹ, gây khó khăn trong việc sinh thường
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 khi lớn tuổi và tăng nguy cơ tái mắc đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai kế tiếp
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, đái tháo đường thai kỳ còn tạo nên những rủi ro biến chứng sức khỏe cho bé:
- Sinh non: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc do thai quá lớn so với tử cung, các bác sĩ sản khoa và chuyên gia y tế có thể khuyến nghị mẹ sinh sớm hơn so với ngày dự sinh thông thường
- Nguy cơ suy hô hấp: Trẻ sinh non từ những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ đối diện với tình trạng hạ đường huyết ngay sau khi chào đời, có thể xuất hiện nguy cơ gây co giật cho bé. Cần cho bé bú mẹ ngay hoặc truyền dung dịch qua đường tĩnh mạch nhằm đưa lượng đường trong máu của bé trở lại bình thường
- Dị tật bẩm sinh
- Tăng hồng cầu, tăng nguy cơ vàng da ở bé
- Tăng nguy cơ béo phì và bệnh đái tháo đường tuýp 2 khi trưởng thành
Tăng cân hợp lý khi mang thai để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ thì việc duy trì một cân nặng khỏe mạnh, cân đối là vô cùng quan trọng và mức tăng cân hợp lý trong quá trình mang thai có thể dựa vào chỉ số BMI của mẹ để khuyến nghị. BMI là chỉ số khối cơ thể, có công thức tính là: cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Ví dụ: mẹ cao 1m58, nặng 46kg thì sẽ có BMI = 46 / (1,58x1,58) = 18,4
Theo hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú – Bộ Y tế Việt Nam(*), với những mẹ có tình trạng cân nặng bình thường trong ngưỡng BMI 18,5 - 24,9 thì nên tăng 10 - 12kg trong suốt thai kỳ:
- 3 tháng đầu: tăng 1 kg
- 3 tháng giữa: tăng 4 - 5 kg
- 3 tháng cuối: tăng 5 - 6 kg
Với những mẹ nhẹ cân, hơi gầy với BMI thấp hơn 18,5 thì mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai. Ví dụ: mẹ cao 1m58, nặng 40kg thì sẽ có BMI = 40 / (1,58x1,58) = 16 thì mẹ nên tăng 10kg trong suốt thai kỳ.
Với những mẹ thừa cân có BMI cao hơn 25 thì chỉ nên tăng 15% cân nặng trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, ngay từ trước khi mang thai, mẹ nên duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt mức cân nặng khỏe mạnh, làm nền tảng cho thai nhi phát triển vững vàng về sau và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.
Dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ đang mang thai cần đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic, chất sắt, canxi,… nhưng phải cân đối về năng lượng. Không nên ăn quá nhiều hoặc tẩm bổ quá mức dễ gây thừa cân béo phì và làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Tốt nhất, mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng có lợi cho người đái tháo đường như:
- Chọn các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng như các loại rau xanh, đậm màu.
- Chọn nguồn carbohydrate tốt từ các loại ngũ cốc nguyên cám, khoai, đậu, thay cho cơm trắng.
- Chất đạm là dưỡng chất quan trọng trong quá trình mang thai vì góp phần hình thành nên các tế bào cho thai nhi. Mẹ nên ưu tiên chọn những thực phẩm bổ sung có thành phần đạm Whey – có giá trị sinh học cao – góp phần ổn định đường huyết thông qua việc kích thích việc giải phóng insulin, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu nhanh carbohydrates, nhờ đó, sẽ giảm đường huyết sau ăn.
- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm bổ sung giàu chất béo không bão hòa giúp thai nhi phát triển não bộ, đồng thời cải thiện độ nhạy insulin, giảm tình trạng kháng insulin và giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
- Hạn chế các thực phẩm ngọt, nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga mà nên chọn các loại đường đa có trong trái cây tự nhiên.
BOOST Glucose Control - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường và rối loạn đường huyết
BOOST Glucose Control là công thức dinh dưỡng đầy đủ và cân đối của Nestlé Health Science (thuộc tập đoàn Nestlé với hơn 150 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng, sức khỏe), được ứng dụng công thức độc quyền từ Thụy Sĩ, dành cho người đái tháo đường và có nguy cơ đái tháo đường. Sản phẩm phù hợp bổ sung dưỡng chất, năng lượng cho mẹ mang thai nhưng vẫn ổn định đường huyết với chỉ số đường huyết và tải đường huyết thấp đáp ứng khuyến nghị quốc tế (GI=28, GL=6.9).
- Bổ sung đạm Whey chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa, hỗ trợ kích thích giải phóng insulin, giảm đường huyết sau ăn. Vì vậy, BOOST Glucose Control có thể dùng thay thế hoàn toàn hoặc bổ sung một phần bữa ăn, như khẩu phần ăn kiêng dành cho người bệnh đái tháo đường.
- Chứa hệ chất xơ gồm FOS, acacia gum (prebio 1 plus) và PHGG (partially hydrolyzed guar gum) giúp kiểm soát việc sử dụng đường của cơ thể để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.
- Cung cấp hỗn hợp chất béo không bão hòa (MUFA & PUFA) tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm rủi ro biến chứng liên quan do bệnh đái tháo đường gây ra.
- Chứa 31 loại dưỡng chất, vitamins và khoáng chất, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng vi lượng hằng ngày cho cơ thể.
- Với 100% đường đa, không chứa sucrose và fructose và bổ sung Isomaltulose giúp hỗ trợ giảm nguy cơ kháng insulin và không làm giảm đường huyết đột ngột
Xem ngay thông tin dinh dưỡng chi tiết của BOOST Glucose Control tại đây nhé:
Nguồn tham khảo