Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính phổ biến ở người cao tuổi hoặc người bước vào tuổi 50+. Vậy bệnh này thực chất là gì? Nguyên nhân nào gây nên bệnh đái tháo đường và làm sao để phòng ngừa đái tháo đường? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Định nghĩa và tác hại của đái tháo đường
Đái tháo đường là một bệnh lý mãn tính, khiến cho chỉ số đường huyết trong cơ thể người bệnh cao hơn mức bình thường. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999) thì mức đường huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl), lúc bình thường hoặc ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống sẽ là ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)(1).
Khi chỉ số đường huyết cao duy trì trong thời gian dài sẽ gây nên những rối loạn về chuyển hóa carbohydrates, protein, chất béo, từ đó, tạo tổn thương cho những cơ quan của cơ thể, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh:
- Gây tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
- Suy giảm chức năng nhìn, ảnh hưởng đến thị lực
- Tăng nguy cơ suy thận, xơ hóa thận
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
- Với phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ thai lưu, sảy thai, sinh non, nguy hiểm cho cả mẹ và bé
Nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường
Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh đái tháo đường là do cơ thể gặp vấn đề về tiết insulin (đái tháo đường tuýp 1), kháng insulin hoặc kết hợp cả 2 nguyên nhân này (đái tháo đường tuýp 2). Nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh đái tháo đường là do các yếu tố như:
- Tuổi cao khiến tuyến tụy làm việc không hiệu quả, dẫn đến giảm tiết insulin
- Do tình trạng thừa cân, béo phì, người ít vận động
- Do các bệnh rối loạn lipid máu, cao huyết áp
- Có tiền sử từng bị đái tháo đường thai kỳ
- Bị rối loạn dung nạp đường hoặc rối loạn đường huyết
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
Các loại bệnh đái tháo đường phổ biến
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh đái tháo đường được chia làm các nhóm chính:
- Đái tháo đường tuýp 1: Nguyên nhân do tự miễn khi tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết hoặc không tiết insulin khiến cơ thể không thể điều hòa lượng đường trong máu. Đái tháo đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi (thường gặp nhất là dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5 – 10% tổng số trường hợp mắc bệnh đái tháo đường(2). Ở thể này, các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh.
- Đái tháo đường tuýp 2: Là bệnh phổ biến nhất, chiếm đến 90 - 95% tổng số trường hợp mắc bệnh đái tháo đường(2). Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi hoặc người bước vào tuổi 50+ do cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin - tức dù cơ thể tiết ra đủ lượng insulin nhưng lại không có vai trò điều hòa đường huyết.
- Đái tháo đường thai kỳ: Thường xuất hiện trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là vì khi mang thai, nhau thai sẽ tăng các hormone estrogen, progesterone tác động vào các thụ thể insulin, làm tăng đề kháng insulin. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ lượng insulin cần thiết sẽ dẫn đến đái tháo đường. Mặc dù đái tháo đường thai kỳ có thể sẽ hết sau khi sinh con, nhưng mẹ mang thai vẫn cần được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, để giúp ổn định đường huyết, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Vì bệnh đái tháo đường tuýp 1 được gây nên bởi cơ chế tự miễn nên không thể phòng ngừa. Nhưng còn với bệnh đái tháo đường tuýp 2, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ thì có thể phòng ngừa bằng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý mỗi ngày.
Về dinh dưỡng:
- Nên giảm lượng tinh bột từ bún, cơm trắng, thay vào đó là chọn lựa bổ sung các nguồn tinh bột phức hợp từ ngũ cốc nguyên cám, khoai tây, khoai lang, các loại đậu,… Vì nhóm tinh bột phức hợp này sẽ cần nhiều thời gian để tiêu hóa và giải phóng năng lượng, nhờ đó, sẽ không làm tăng đường huyết một cách đột ngột.
- Đồng thời giảm các thực phẩm chứa nhiều đường đơn như đường cát trắng, bánh, kẹo ngọt,… Vì sẽ làm tăng đường huyết trong máu đột ngột.
- Nên bổ sung nhiều loại rau xanh, củ quả giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, vì chất xơ sẽ làm chậm quá trình tăng đường huyết.
- Giảm tiêu thụ thịt đỏ như thịt bò, cá biển chứa nhiều cholesterol, ăn các loại thịt trắng như thịt gà hoặc nguồn đạm Whey (có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa và hấp thu) để giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, tim mạch, huyết áp, qua đó, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Nên tăng cường bổ sung các chất béo không bão hòa (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) như Omega 3, Omega 6 để giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt có trong dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô,...; các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,…
- Giảm các loại thức uống có cồn hoặc chứa chất kích thích như cà phê hoặc trà; không hút thuốc.
Về vận động:
- Duy trì vận động hợp lý mỗi ngày khoảng 30 phút với các bài tập vừa sức để kiểm soát cân nặng, ổn định đường huyết. Vì thừa cân béo phì là một nguy cơ dẫn đến bệnh đái tháo đường ở người bước vào tuổi 50+. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nên duy trì đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày và không nên bồi bổ quá mức để giữ mức cân nặng hợp lý theo khuyến cáo của bác sĩ.
- Ngủ đủ giấc và hạn chế làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Vì căng thẳng kéo dài có thể khiến đường huyết trong máu tích tụ và tăng cao, dẫn đến suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
BOOST Glucose Control – Dinh dưỡng chuyên biệt cho người đái tháo đường và rối loạn đường huyết
BOOST Glucose Control là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt của Nestlé Health Science (thuộc tập đoàn Nestlé với hơn 150 năm kinh nghiệm về dinh dưỡng, sức khỏe), được ứng dụng công thức độc quyền từ Thụy Sĩ, dành cho người mắc bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết hiệu quả với chỉ số đường huyết và tải đường huyết thấp đáp ứng khuyến nghị quốc tế (GI=28, GL=6.9), sản phẩm còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của người sử dụng.
- Bổ sung đạm Whey chất lượng cao, dễ hấp thu và tiêu hóa, hỗ trợ kích thích giải phóng insulin, giảm đường huyết sau ăn. Vì vậy, BOOST Glucose Control có thể dùng thay thế hoàn toàn hoặc bổ sung một phần bữa ăn, như khẩu phần ăn kiêng dành cho người bệnh đái tháo đường.
- Chứa hệ chất xơ gồm FOS, acacia gum (prebio 1 plus) và PHGG (partially hydrolyzed guar gum) giúp kiểm soát việc sử dụng đường của cơ thể để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn.
- Cung cấp hỗn hợp chất béo không bão hòa (MUFA & PUFA) tốt cho tim mạch, hỗ trợ giảm rủi ro biến chứng liên quan do bệnh đái tháo đường gây ra.
- Chứa 31 loại dưỡng chất, vitamins và khoáng chất, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng vi lượng hằng ngày cho cơ thể.
- Với 100% đường đa, không chứa sucrose và fructose và bổ sung Isomaltulose giúp hỗ trợ giảm nguy cơ kháng insulin và không làm giảm đường huyết đột ngột.
Tìm hiểu thêm về BOOST Glucose Control tại đây
Nguồn tham khảo
(1) https://vncdc.gov.vn/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-dai-thao-duong-tuyp-2-nd14582.html