Lưu ý với thức ăn lỏng, thức uống ở người mắc chứng khó nuốt

Với người mắc chứng khó nuốt, gặp khó khăn khi nuốt thức ăn lỏng, cần đảm bảo thực hiện đúng các lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân:

 

1. KHÔNG BAO GIỜ cho người mắc chứng khó nuốt dùng thức ăn lỏng hoặc thức uống khi đang buồn ngủ hoặc trong tình trạng kém tỉnh táo. 

 

2. Duy trì tư thế phù hợp trước khi dùng thức ăn lỏng: ngồi thẳng, giữ thẳng cổ, lưng dựa vào ghế

  • Nếu bệnh nhân không thể tự ngồi thẳng thì có thể kê thêm nệm sau lưng và xung quanh để giữ bệnh nhân cố định, tránh bị nghiêng.
  • Nếu bệnh nhân không thể giữ thẳng cổ, bạn có thể dùng gối chữ U để vòng qua cổ hỗ trợ.
  • Nếu bệnh nhân nằm trên giường, cần điều chỉnh tư thế nằm nghiêng người dậy khoảng 45 độ; đầu hơi nâng lên và nghiêng ra phía trước.
inforgprahic

 

3. KHÔNG NÊN SỬ DỤNG ỐNG BƠM cũng như ỐNG HÚT để cho người mắc chứng khó nuốt ăn thức ăn lỏng vì 2 lý do sau:

  • Dùng thìa sẽ kiểm soát lượng nước hoặc thực phẩm lỏng đưa vào miệng tốt hơn so với ống hút; giảm nguy cơ hóc sặc, nghẹn.
  • Cho ăn bằng ống bơm sẽ khiến thực phẩm di chuyển nhanh hơn bình thường và khó kiểm soát, tăng nguy cơ gây sặc ở người mắc chứng khó nuốt…

4. Tránh nói chuyện hoặc làm sao lãng người mắc chứng khó nuốt khi họ đang dùng thức ăn lỏng hoặc đang uống nước vì sẽ làm tăng nguy cơ thực phẩm xâm nhập vào khí quản, gây ngạt thở. 

 

5. Thường xuyên vệ sinh răng, nướu, lưỡi và vùng niêm mạc trong miệng của người mắc chứng khó nuốt với bàn chải mềm để tránh nhiễm trùng họng và đường hô hấp. Với bệnh nhân sử dụng răng giả, hãy nhớ làm sạch răng trước và sau khi ăn.

 

 

TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA CÁC TRIỆU CHỨNG KHÓ NUỐT

EAT-10 là công cụ hỗ trợ tự đánh giá tình trạng nuốt, giúp bạn sớm phát hiện chứng khó nuốt, đã được chứng minh lâm sàng về độ chính xác.

TỰ ĐÁNH GIÁ

 

Sản phẩm liên quan

 

thinken-up

 

Tìm hiểu thêm

Tài liệu tham khảo:
  • Garmendia Merino G, Gómez Candela C. Diagnosis and nutritional intervention in oropharyngeal dysphagia. Ed. Glosa, 2010
  • Clavé Civit P, García Peris P. Guide to diagnosis and nutritional and rehabilitative treatment of oropharyngeal dysphagia. Ed. Glosa, 2011