Hiểu về Bệnh viêm ruột

Viêm ruột là bệnh lý đường tiêu hóa với triệu chứng phổ biến là tiêu chảy. Nếu như tiêu chảy nhiều lần đến mức độ nặng, viêm ruột có thể dẫn đến tử vong khi không được điều trị kịp thời. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm ruột để phòng ngừa căn bệnh thường gặp này.

 

1. Bệnh viêm ruột là gì?

Bệnh viêm ruột là tên của một nhóm các tình trạng khiến hệ thống tiêu hóa bị viêm, đỏ, sưng và gây đau đớn. Nếu bị viêm ruột, một phần của hệ thống tiêu hóa bị viêm theo thời gian tình trạng viêm có thể gây đau dữ dội. Do tình trạng viêm trong hệ thống tiêu hóa của từ căn bệnh viêm ruột, cơ thể sẽ không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ở người bệnh kèm theo các triệu chứng khác.

 

2. Các loại bệnh viêm ruột thường gặp

Các loại bệnh viêm ruột phổ biến nhất là 2 tình trạng viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. 

  • Viêm loét đại tràng ảnh hưởng đến ruột già và trực tràng. Bệnh gây ra sưng và vết loét nhỏ trên bề mặt niêm mạc của ruột già hoặc trực tràng. Các vết loét có thể chảy máu và tạo ra mủ. Với viêm loét đại tràng, có một khu vực tổn thương liên tục dọc theo ruột già và trực tràng hơn là các mảng tổn thương.
  • Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Viêm trong bệnh Crohn thường xảy ra ở các mảng trên cơ quan tiêu hóa như dạ dày hoặc ruột. Với Crohn, có mô bình thường bên cạnh một khu vực bị viêm, hoặc các mảng tổn thương.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột

  • Virus đường ruột: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm đường tiêu hóa ở bệnh nhân. Một số Virus có thể kể đến như virus rota (rotavirus), virus noro (noroviruses),...dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, tác động đến niêm mạc dạ dày của bệnh nhân.
  • Ăn, uống, chế biến không kỹ các thực phẩm bị nhiễm virus. 
  • Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm tác nhân gây bệnh, không đảm bảo an toàn, đặc biệt là các nguồn nước ao hồ, nước sông chưa được xử lý.
  • Vệ sinh thân thể chưa đúng cách: Tạo điều kiện cho virus có môi trường thuận lợi để phát triển và xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt, virus dễ lây lan ở trẻ nhỏ do vệ sinh bàn tay không đảm bảo.4.

4. Triệu chứng bệnh viêm ruột

Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm ruột là:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng bất thường
  • Chán ăn
  • Đi tiêu ra máu
  • Đi tiêu phân nhiều nhầy
  • Tiêu chảy nặng và cấp tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm ruột

Để phòng bệnh viêm ruột do virus người bệnh cần thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:

  • Ăn chín, uống sôi, nấu chín các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, chỉ uống sữa đã tiệt khuẩn, tránh để thức ăn bị nhiễm bẩn lại sau khi đã nấu chín. 
  • Cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về bàn tay sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng tiệt khuẩn. 
  • Các chất thải của người và gia cầm, gia súc, vật nuôi phải được tập trung ở những khu cách ly với nơi sinh sống, không chỉ để tránh phát tán các vi khuẩn gây viêm ruột mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm khác. 

6. Mối tương quan giữa bệnh viêm ruột và loãng xương

Người ta ước tính rằng 30% đến 60% những người mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng có mật độ xương thấp dưới trung bình. Các triệu chứng và quá trình điều trị các loại bệnh viêm ruột gây ra thay đổi chỉ số khối cơ thể (BMI), tăng nguy cơ loãng xương và giảm khối lượng cơ bắp, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. 

 

7. Tầm quan trọng của luyện tập thể chất

Luyện tập thể chất điều độ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột. Đây cũng có thể được xem là một trong những phương pháp điều trị bổ sung.

Để giảm thiểu nguy cơ mất cơ bắp và cải thiện mật độ xương, bạn nên duy trì tập aerobic từ 20-60 phút khoảng 2-5 ngày một tuần. Ngoài việc có lợi cho việc điều trị và phòng ngừa loãng xương, các bài tập thể chất cường độ thấp như trên sẽ hỗ trợ đường tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư ruột kết, bệnh viêm ruột, bệnh túi thừa, giảm táo bón, sỏi túi mật (sỏi mật) và xuất huyết tiêu hóa. 

 

Lưu ý dành cho bệnh nhân viêm ruột khi vận động thể chất

Các hoạt động thể chất được khuyến khích nhưng phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn y tế của bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chỉ có bác sĩ mới có thể chỉ định được những động tác nào an toàn và phù hợp cho sức khỏe hiện tại của bạn. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Crohn đã thuyên giảm mà không bị biến chứng, tập thể dục cường độ thấp và trung bình sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

PEPTAMEN

san-pham-Peptamem

                                                                                                   TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM

Nguồn tham khảo:
Geier MS, Butler RN, Howarth GS. Inflammatory bowel disease: current insights into pathogenesis and new therapeutic options; probiotics, prebiotics and synbiotics. Int J Food Microbiol. 2007; 115 (1): 1-11.
Barbie D. Inflammatory bowel diseases. Journal of Pediatrics. 2000; 76 Suppl.2: S174.
Bone loss can get bigger due to IBD. Rev. from the Brazilian Association of Ulcerative Colitis and Crohn's Disease. 2018 Dec; 66: 8-11.
Briza W, Navarro A, Sanches L, Bastos K. The benefits of exercise in patients with inflammatory bowel diseases. Brazilian Rev. of Sports Nutrition. 2010 [Access on 27 May. 2019]; 4: 104-108. Available At: rbne
Carvalho A, Matoso A, Teodoro L, Filho S, Mendonça T. Understand intestinal inflammatory disease. ABCD [Internet]; Sao Paulo. [Accessed May 27 2019] Available in: abcd
NHSDIG020619