Xem ngay gợi ý từ Bác Nguyễn Anh Tuấn để giúp trẻ nhẹ cân thấp còi giảm nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp lúc giao mùa!
Nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý hô hấp là do sự tác động của vi khuẩn và virus. Cả hai xâm nhập vào màng nhầy của đường hô hấp trên, đồng thời vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt, khi vào thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường đã tạo nên môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn hoạt động mạnh, khiến cơ thể của trẻ không thích ứng kịp và mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhẹ cân thấp còi vốn có nền tảng sức khỏe và hệ miễn dịch yếu hơn so với trẻ khỏe mạnh.
Khi trẻ mắc bệnh, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và cần nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục. Tuy nhiên, khó khăn trong việc ăn uống do đau họng, hoặc giảm vị giác có thể khiến trẻ không thể tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, từ đó trẻ có thể bị sụt cân hơn so với chuẩn.
Chính vì vậy, Bác Nguyễn Anh Tuấn sẽ cung cấp những gợi ý hữu ích cho bố mẹ, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp trong thời điểm giao mùa để con tăng trưởng vững vàng!
MỘT SỐ LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ GIÚP GIẢM NGUY CƠ MẮC CÁC BỆNH LÝ HÔ HẤP LÚC GIAO MÙA
Theo Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, bệnh về đường hô hấp chia làm hai loại là hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, và hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Những loại bệnh này đều có những dấu hiệu nhận biết riêng, qua đó bố mẹ có thể biết được con đang mắc loại bệnh lý nào. Ví dụ, viêm họng thường đi kèm với sốt, đau họng, và ho khan hoặc ho có đàm; viêm mũi có thể gây đau nhức cơ, hắc hơi, và chảy nước mũi; còn viêm phổi thì trẻ có thể thở nhanh, mệt mỏi, và sốt.
Để giảm nguy cơ mắc bệnh, trước hết bố mẹ cần phải hiểu rõ về cách lây truyền của các vi khuẩn và vi rút. Bệnh thường lây truyền qua không khí hoặc trên các bề mặt phổ biến như bàn, đồ chơi. Vì vậy, trẻ thường dễ mắc bệnh khi tham gia các hoạt động bên ngoài hoặc khi tiếp xúc với đồ vật nhiễm khuẩn. Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ giữ khoảng cách với những người có dấu hiệu bệnh như ho hoặc hắc xì, nếu bắt buộc phải đến gần thì tránh đứng trực diện và đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm. Ngoài ra, việc rửa tay sau khi tiếp xúc với các vật dụng và trước khi ăn cũng là điều cần thiết.
Khi trẻ ở trong một không gian đông người, việc mở cửa để có sự trao đổi không khí là quan trọng, giúp trẻ hít thở không khí trong lành.
Đặc biệt, việc bổ sung dinh dưỡng đa dạng và đủ chất để tăng sức đề kháng, cùng với tinh thần vui vẻ và thoải mái, cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển. Bố mẹ cũng đừng quên tiêm phòng định kỳ để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp như sởi, cúm, và ho gà.
Lưu ý quan trọng khác là không nên tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, vì các triệu chứng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bố mẹ hãy thực hiện đầy đủ những việc trên giúp trẻ có một sức khỏe tốt để tăng trưởng vững vàng, tránh tình trạng rơi vào vòng lặp bệnh lý, đặc biệt là đối với những trẻ nhẹ cân thấp còi nhé. Vì khi trẻ bị bệnh, dễ sụt cân khiến sức khỏe và đề kháng suy giảm, sau khi hồi phục lại tiếp tục dễ bệnh, khó tăng cân và chiều cao đạt chuẩn trở lại.
Bố mẹ có thể xem thêm tư vấn của Bác Nguyễn Anh Tuấn giúp trẻ nhẹ cân tăng đề kháng, sẵn sàng mùa tựu trường qua livestream tại đây