Dinh dưỡng cho người cao tuổi hồi phục sau bệnh

Người lớn tuổi thường hay bị bệnh, khi bệnh thì chậm phục hồi kéo theo sức khỏe trì trệ, khó tận hưởng niềm vui cuộc sống. Dinh dưỡng có phải là yếu tố quan trọng để giúp người lớn tuổi tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh và tăng khả năng hồi phục sau bệnh không?

Bạn đang tìm kiếm gợi ý để chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi giúp họ hồi phục nhanh hơn sau bệnh? Xem ngay bài viết này nhé!

Dinh dưỡng cho người cao tuổi là yếu tố quan trọng giúp hồi phục sức khỏe khi bệnh

Khi càng lớn tuổi, cơ thể sẽ yếu đi, các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch cũng suy giảm nên dễ mắc các bệnh người già như cảm lạnh hay viêm phổi, khi bệnh cũng lâu lành hơn so với trước.

Người cao tuổi cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sau khi bị ốm. Do cơ thể tiêu tốn rất nhiều năng lượng khi bị bệnh, nếu bệnh kéo dài có thể dẫn đến suy giảm cơ bắp, chuyển hóa và stress oxy hóa, nên sau khi nhiễm bệnh, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, sức đề kháng suy yếu, có nguy cơ bội nhiễm các vi sinh vật khác cao hơn.

Một chế độ ăn uống tốt, hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển của bệnh, tăng tốc độ phục hồi, giảm nhiễm trùng và tái nhiễm bệnh. Vì vậy, dinh dưỡng phục hồi sức khỏe sau ốm là rất quan trọng đối với người cao tuổi.

Người cao tuổi không chỉ cần một chế độ ăn giàu dưỡng chất như đạm, béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất mà còn cần phù hợp với tình trạng sức khỏe nền của họ như huyết áp, đái tháo đường,… Vì người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Dinh dưỡng cho người cao tuổi là yếu tố quan trọng giúp phục hồi sức khỏe

Lưu ý dinh dưỡng cho người cao tuổi phục hồi nhanh sau bệnh

Người cao tuổi sau khi ốm cần cung cấp đủ năng lượng trong khẩu phần ăn. Nguồn cung này chủ yếu đến từ 3 nhóm chính như sau:

  • Nhóm thức ăn giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, ngô, khoai) chiếm khoảng 55-65% tổng nhu cầu năng lượng.
  • Nhóm thức ăn giàu đạm (thịt động vật, gia cầm, cá và hải sản, các loại đậu đỗ) chiếm 15-20% tổng nhu cầu năng lượng.
  • Nhóm thức ăn béo (mỡ động vật, dầu thực vật, các loại hạt có dầu) chiếm 20-25% nhu cầu năng lượng.

Ví dụ nếu nhu cầu năng lượng ăn vào là 1800 kcal/ngày với tỷ lệ năng lượng từ chất đạm-chất béo-chất đường bột là 15-25-60 (theo tỷ lệ phần trăm trên tổng năng lượng) thì sẽ cần được cung cấp 270 kcal từ 67.5g chất đạm, 450 kcal từ 50g chất béo và 1080 kcal từ 270g chất bột đường.

Ngoài ra, cần cung cấp nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu cho người cao tuổi để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng, sụt cân.

Đối với người cao tuổi bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy thận, suy tim và các bệnh khác vẫn cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để điều trị các bệnh này thông qua liệu pháp ăn kiêng. Hạn chế lượng chất béo bão hòa và natri trong chế độ ăn uống.

Những điều nên làm khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi sau bệnh:

Nên lựa chọn thực phẩm đa dạng, phối hợp từ 15 đến 20 loại thực phẩm với nhau và thay đổi món thường xuyên trong ngày để tránh tình trạng chán ăn, ăn không ngon. Ví dụ: 2-3 thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, bún, mì, phở, hủ tiếu, cơm, khoai,...), 2-3 thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, đậu, hạt,...), 4-5 loại rau, 2-3 loại trái cây, 1-2 loại sản phẩm từ sữa (sữa, sữa tươi, sữa chua, sữa hạt,...)

Sau khi khỏi bệnh, người lớn tuổi thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khẩu vị thay đổi,… Vì vậy nên chia bữa ăn làm nhiều bữa trong ngày, khoảng 5-6 bữa/ngày, tránh ăn quá no sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, khó thở. Gia vị có thể được sử dụng một ít để kích thích vị giác và tăng cảm giác ngon miệng. Thức ăn nên được cắt nhỏ, luộc mềm, hầm, hấp và các phương pháp khác dễ tiêu hóa, hấp thu, chế biến theo khẩu vị, sở thích và khả năng nhai nuốt để đảm bảo đủ chất, tránh sụt cân, suy dinh dưỡng.

Nhắc nhở người lớn tuổi uống đủ nước mỗi ngày, trung bình 30ml nước trên mỗi kg cân nặng. Ví dụ: người có cân nặng 60kg sẽ cần uống 1800ml nước mỗi ngày!

Những điều cần hạn chế khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi sau bệnh:

Không nên cho người lớn tuổi ăn các thực phẩm công nghiệp, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên, rán, nướng vì rất khó tiêu hóa do chứa nhiều chất béo no và có nhiều gia vị, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe trong khi giá trị dinh dưỡng lại rất thấp.

Cần hạn chế lượng muối (sodium) trong khẩu phần không quá 2g muối mỗi ngày, chỉ nên nêm nhạt, không chấm thêm nước mắm, nước tương hoặc muối khi ăn.

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol (mỡ động vật, thịt đỏ, óc, tim, gan, cật, tôm cua,...), đồ ngọt, bơ, sữa toàn phần.

Có nên chọn sữa dinh dưỡng cho người bệnh?

Khi bệnh, khả năng ăn uống của người lớn tuổi bị suy giảm nên chế độ ăn bình thường khó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, khả năng tiêu hóa cũng suy giảm, người bệnh hay người cao tuổi bị bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và đầy đủ các dưỡng chất. Lúc này, các loại sữa dinh dưỡng cho người bệnh sẽ là lựa chọn phù hợp để giúp người bệnh, người lớn tuổi cải thiện và hồi phục sau bệnh. Sau đây là những lưu ý để chọn được sữa dinh dưỡng cho người cao tuổi giúp họ nhanh hồi phục:

Sữa dinh dưỡng cho người bệnh là giải pháp dinh dưỡng toàn diện, tiện lợi giúp người lớn tuổi nhanh hồi phục sau bệnh
  • Lựa chọn các sản phẩm dinh dưỡng y học, có thể thay thế hoàn toàn bữa ăn. Mỗi ly sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng, qua đó, giúp người lớn tuổi, người bệnh không phải cố gắng ăn uống mà vẫn có đủ dưỡng chất để hồi phục sức khỏe.
  • Chọn thực phẩm có bổ sung đạm Whey thay cho các loại đạm thông thường để tránh tình trạng khó hấp thụ ở người lớn tuổi. Đạm Whey có giá trị sinh học cao mang đến khả năng phục hồi cơ bắp và tăng cường sức đề kháng hiệu quả, giảm nguy cơ sụt cân khi bệnh. Như mỗi ly Nestlé BOOST Optimum sẽ cung cấp đến 9.9g đạm Whey, giúp người lớn tuổi cải thiện và hồi phục sức khỏe.
  • Chất xơ hòa tan và lợi khuẩn là 2 thành phần không thể thiếu trong dinh dưỡng cho người bệnh lớn tuổi. Chất xơ hòa tan và lợi khuẩn sẽ kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa làm tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất ở người bệnh để giúp phục hồi bệnh nhanh chóng hơn. Mỗi ly Nestlé BOOST Optimum - dinh dưỡng chuyên biệt cho người từ 50+ và người lớn tuổi - cung cấp đến 550 triệu lợi khuẩn (Probiotics) và 2.2g chất xơ (Prebiotics) giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường đề kháng cho người lớn tuổi.
  • Sữa cho người bệnh mau phục hồi cần chứa nguồn dinh dưỡng đa dạng như vitamin, khoáng chất để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Cơ thể đủ chất thì khả năng phục hồi càng nhanh hơn và khó bị nhiễm bệnh trở lại.
  • Người lớn tuổi thường kén ăn, khứu giác và vị giác không tốt nên hãy chọn các loại sữa thơm ngon, không ngọt gắt, dễ uống. Với những người lớn tuổi bận rộn thì nên chọn sữa dinh dưỡng có thể đáp ứng được khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, tiện lợi, dễ pha.

Nestlé BOOST Optimum dinh dưỡng cho người cao tuổi, giúp hồi phục sức khỏe sau 6 tuần

Thực phẩm bổ sung Nestlé BOOST Optimum - Dinh dưỡng chuyên biệt với công thức từ Thụy Sĩ bao gồm 50% đạm Whey, 2 nhóm lợi khuẩn & chất xơ, 5 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết - là lựa chọn dinh dưỡng phù hợp cho người bước vào tuổi 50+ duy trì sức khỏe và giúp bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi khi bệnh, hỗ trợ hồi phục sức khỏe.

Nestlé BOOST Optimum - dinh dưỡng cho người cao tuổi phục hồi nhanh sau bệnh

Với thành phần 50% đạm Whey có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hóa và hấp thu, giúp ngăn ngừa suy giảm cơ bắp, BOOST Optimum sẽ giúp giảm nguy cơ sụt cân sau bệnh và tạo nền tảng giúp người bệnh hồi phục hiệu quả hơn. Nestlé BOOST Optimum đã được chứng minh lâm sàng giúp nâng cao thể chất, tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe ngay sau 6 tuần (khi dùng 2 ly mỗi ngày, kết hợp cùng thể dục, vận động hợp lý). Xem thêm thông tin chi tiết về sản phẩm BOOST Optimum tại đây