Bố mẹ cần lưu ý gì khi lựa chọn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh nhanh chóng hồi phục? Xem ngay tư vấn từ Bác Vũ Thùy Dương!
Trẻ nhẹ cân thấp còi có thể rơi vào vòng lặp bệnh lý!
Nguyên nhân khiến trẻ gặp tình trạng nhẹ cân thấp còi là do thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Điều này không chỉ khiến trẻ chậm tăng trưởng về thể chất, chiều cao, cân nặng mà còn có nguy cơ suy giảm miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn so với trẻ khỏe mạnh và khi mắc bệnh, trẻ nhẹ cân thấp còi sẽ lâu hồi phục hơn. Đó chính là vòng lặp bệnh lý mà bố mẹ cần giúp trẻ vượt qua để hồi phục sức khỏe, bắt kịp đà tăng trưởng khỏe mạnh.
Vậy khi trẻ nhẹ cân thấp còi mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp thì cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào để giúp trẻ nhanh hồi phục và tăng cường hệ miễn dịch cùng lúc, giúp trẻ giảm nguy cơ bệnh trong tương lai? Cùng xem những gợi ý từ Bác Vũ Thùy Dương nhé!
BỔ SUNG DINH DƯỠNG THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ NHẸ CÂN BỊ BỆNH MAU HỒI PHỤC?
Theo Bác Vũ Thùy Dương, thời gian trung bình mắc các bệnh cấp tính ở trẻ kéo dài khoảng 5-7 ngày, đó đó bố mẹ cần kiên nhẫn trong quá trình chăm sóc trẻ.
Thứ nhất, bố mẹ cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp lứa tuổi. Đối với trẻ dưới 6 tháng vẫn bú mẹ hoàn toàn, vì vậy khuyến cáo tăng cường bú nhiều hơn nhưng chia nhỏ cữ bú. Nếu trẻ đau miệng không chịu bú, mẹ hãy vắt sữa ra và đút muỗng cho trẻ. Khi trẻ trên 6 tháng bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ chú ý đừng quá lo lắng khi thấy những triệu chứng như sốt, tiêu chảy mà không cho con ăn dặm. Thay vào đó, hãy tiếp tục cho trẻ ăn cùng với uống sữa. Khi trẻ lớn hơn, dinh dưỡng lúc này đòi hỏi sự đa dạng, bố mẹ có thể bổ sung tối đa 8 nhóm chất, trong đó bao gồm 5 nhóm chất thiết yếu như chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin & khoáng chất và chất xơ để có thể giúp trẻ tăng đề kháng vượt qua cơn bệnh.
Thứ hai là khi trẻ bị bệnh, những cơn sốt có thể khiến trẻ bị mất nước nên nhu cầu bù nước và điện giải sẽ cao hơn bình thường. Bố mẹ hãy cung cấp kịp thời và đẩy đủ lượng nước mà trẻ cần. Ngoài ra, nếu trẻ đau miệng không ăn được, bố mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng mềm lỏng và chia nhỏ bữa ăn. Ví dụ khi trẻ khỏe mạnh sẽ có 2 bữa ăn và trong mỗi bữa có khoảng 1 bát cháo, còn đối với trẻ bị bệnh, bố mẹ nên chia nhỏ thành 3 - 4 bữa ăn với khối lượng nửa bát. Cách làm này vừa đảm bảo trẻ có thể ăn đủ lượng thức ăn cần thiết và nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa không gây ảnh hưởng đến tâm lý ăn uống của con khi bị bệnh.
Bây giờ bố mẹ hãy lưu lại và áp dụng để tăng sức đề kháng cho trẻ phục hồi sau bệnh càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng trẻ rơi vào vòng lặp bệnh lý khó thoát ra nhé. Bố mẹ cũng đừng quên sau khi trẻ khỏi bệnh, tiếp tục bổ sung dinh dưỡng, tăng thêm 1 cữ so với thường ngày để bù lại được năng lượng vừa mất trong thời gian qua. Từ đó trẻ giữ được cân nặng, chiều cao, tiếp tục tăng trưởng hiệu quả.
Bố mẹ có thể xem thêm tư vấn của Bác Vũ Thùy Dương giúp trẻ nhẹ cân tăng đề kháng, sẵn sàng mùa tựu trường qua livestream tại đây